XỬ LÝ NƯỚC CHO CHILLER, NỒI HƠI

Ngày đăng:2017-06-19 14:15:54
Bình luận: Array

GIỚI THIỆU

         Với sự tiến bộ của khoa học và kỹ thuật, công nghệ xử lý nước RO được áp dụng rộng rãi, phổ biến trong nhiều ngành nghề trong ngành đó có ngành hóa chất, điện tử, xi mạ cũng không ngoại lệ. Để sản xuất linh kiện, thiết bị và hóa chất siêu sạch, một hệ thống RO là không thể thiếu nhằm tạo ra nguồn nước siêu tinh khiết phục vụ sản xuất khi kết hợp với thiết bị xử lý nước EDI tiên tiến

 

1. Ứng dụng của nước RO trong ngành hóa chất, xi ma, điện tử

Để sản xuất các sản phẩm có độ chính xác đến từng chi tiết, tránh những phản ứng hóa học xảy ra trên bề mặt các sản phẩm, giúp quá trình đạt hiệu suất cao nhất, các ngành công nghiệp đòi hỏi kỹ thuật cao cần nguồn nước siêu tinh khiết trong quá trình hoạt động. Nhu cầu nước siêu tinh khiết của các ngành nghề hóa chất điện tử, xi mạ ở các giai đoạn:

- Ngành công nghiệp điện tử: sản xuất con chíp, vi mạch, linh kiện điện tử, pcb, IC,…

- Ngành xi mạ sử dụng nước trong các quy trình pha dung dịch, phun, rửa bề mặt, đánh bóng sản phẩm sản phẩm,…

- Ngành hóa chất: sản xuất chất hóa học siêu sạch,…

Để đáp ứng những ngành này nước cần đạt được những tiêu chí khắt khe:

- Loại bỏ hoàn toàn ion kim loại có trong nước

- Độ dẫn điện đạt: 0.1 – 0.18 μS/cm tại 25oC.

Độ cứng của nước luôn về ngưỡng 0.

 

2. Quy trình xử lý nước cho ngành điện tử, xi mạ

 

He-thong-RO-san-xuat-linh-kien

Hình 1: Hệ thống RO trong sản xuất xi mạ, điện tử

 

Công ty Cổ phần Môi trường Quốc tế Dwater tự hào là đơn vị tập hợp đội ngũ kỹ sư, chuyên gia dẫn đầu trong ngành lọc nước tại Việt Nam. Chúng tôi xin giới thiệu tới quý khách hàng quy trình công nghệ xử lý nước cho ngành hóa chất, điện tử, xi mạ áp dụng hệ thống xử lý nước RO và công nghệ EDI.

Trước tiên, nước đầu vào cần được xử lý sơ bộ giúp loại bỏ các tạp chất qua cột lọc tổng, lọc than hoạt tính, hệ thống RO, hạt trao đổi ion làm mềm nước.

Bộ lọc tiền xử lý thường bao gồm cát thạch anh, cát mangan loại bỏ các tạp chất lơ lửng kích thước lớn và hấp phụ các ion kim loại trong nguồn nước, nhờ đó màng RO được bảo vệ, tránh tắc nghẽn, hỏng màng.

Bộ lọc than hoạt tínhCác chất ô nhiễm hữu, Clo dư, mùi lạ trong nước sẽ được loại bỏ hiệu quả ở giai đoạn này, làm tăng tính ổn định của nguồn nước và hệ thống xử lý phía sau.

Cột trao đổi ion làm mềm nước: loại bỏ ion Ca2+, Mg2+ để nguồn nước đầu ra đạt tiêu chuẩn nước mềm, bảo vệ thiết bị EDI phía sau.

Hệ thống lọc RO: Quá trình lọc qua màng thẩm thấu ngược (RO) giúp tách nước khỏi dung dịch chất rắn hòa tan bằng cách đưa nước qua màng bán thấm dưới áp lực thẩm thấu. Khi đó, chỉ có nước và các phân tử trọng lượng thấp, kích thước nhỏ hơn 0.0001 micromet mới được đi được qua màng, đồng thời các ion, hạt phân tử, phức hợp kim loại được giữ lại cùng dòng nước cô đặc chứa nồng độ cao chất rắn hòa tan thải ra bên ngoài. 

Lưu ý: Màng lọc RO thời gian dài sử dụng cần bảo trì bằng cách làm sạch màng hoặc thay thế do sự tắc nghẽn. Quá trình tiền xử lý tốt sẽ giảm sự tắc nghẽn hoặc giảm chi phí bảo trì cho màng RO. Màng lọc RO giúp loại bỏ nhiều tạp chất trong nước.

Hình 2: Cơ chế hoạt động của màng lọc RO

   – Thiết bị xử lý EDI: được sử dụng sau hệ thống thẩm thấu ngược để xử lý hiện là phương pháp kinh tế nhất để sản xuất nước siêu tinh khiết, và cũng là công nghệ thân thiện với môi trường nhất khi không cần sử dụng axit hoặc kiềm để tái sinh mà vẫn có thể liên tục tạo ra nước tinh khiết cao, không gây hại cho môi trường. Giai đoạn này các ion dương như Na+, K+, Ba2+,… trong nước được thay thế bởi ion H+, đồng thời các ion âm như Cl-, SO42-, NO3-, … được thay thế với OH-. Nguồn nước siêu tinh khiết được tạo ra với độ dẫn điện cực thấp.

 

Co-che-hoat-dong-EDI

Hình 3: Cơ chế hoạt động của thiết bị EDI

– Khử trùng: là giai đoạn cuối cùng của quy trình, giúp ngăn vi khuẩn phát sinh trong đường ống dẫn. Có thể sử dụng đèn UV hoặc Ozone để diệt khuẩn. Sau đó, nguồn nước được chuyển đến bộ lọc xác khuẩn để đạt nguồn nước tinh khiết, sạch và an toàn nhất.

 

Sử dụng hệ thống xử lý nước RO cùng với thiết bị EDI là công nghệ mới nhất, kinh tế, để sản xuất nước siêu tinh khiết cho ngành hóa chất, điện tử, xi mạ. Độ dẫn điện gần như loại bỏ hoàn toàn trong nguồn nước đầu ra, cũng  như loại bỏ hoàn toàn các chất keo, khí và các hợp chất hữu cơ, vô cơ, chất ô nhiễm… Nguồn nước đầu ra chất lượng tốt và ổn định sau thời gian dài.

 

Đội ngũ kỹ sư của DWATER có hơn 10 năm kinh nghiệm trong việc thiết kế, thi công và lắp đặt các dự án xử lý nước RO cho các ngành công nghiệp hóa chất, điện tử, xi mạ với nhiều công suất thiết kế lớn nhỏ khác nhau: 150L/h; 250L/h; 500L/h; 1000L/h; 2000L/h; 3000L/h; 5000L/h; 10.000L/h; 20.000 L/h; 30.000 L/h.... Chúng tôi đảm bảo rằng tất cả các thiết bị được giao hàng và lắp đăt nhanh chóng để tối ưu thời gian cho đơn vi sản xuất cũng như chi phí xây dựng ở mức tối thiểu.

He-thong-RO-cho-san-xuat-linh-kien-dien-tu

Hình 4: Hệ thống RO trong xử lý nước ngành hóa chất, điện tử, xi mạ

 

3. Thông tin liên hệ

CÔNG TY CỔ PHẦN MÔI TRƯỜNG QUỐC TẾ DWATER

VPGD: CT10 KĐT Văn Phú – Hà Đông – Hà Nội

Điện thoại: 02466.553.886 - 0945.596.596

Không có bình luận nào cho bài viết.

Viết bình luận