BẢO TRÌ HỆ THỐNG RO

1. Vậy hệ thống lọc nước tinh khiết RO là gì?

Hệ thống lọc nước tinh khiết RO là hệ thống máy móc dùng để lọc nước, chúng chuyển các nguồn nước thông thường thường thành nước sạch tinh khiết qua phương pháp RO, sử dụng điện năng và mang lọc kết hợp phương pháp vật lý thẩm thấu ngược, loại bỏ tạp chất, kim loại nặng, hoá chất và thậm chí diệt khuẩn cả nguồn nước. Nguồn nước sau khi sử lý lọc RO đạt tiêu chuẩn nước sạch tinh khiết theo các tiêu chuẩn của VN và thế giới, đảm bảo vệ sinh và sức khoẻ người sử dụng.

Hình 1: Hệ thống lọc nước tinh khiết RO thực tế.

1.1 Cấu tạo hệ thống lọc nước tinh khiết RO

1.1.1 Thiết bị tiền lọc

Hệ thống tiền lọc là hệ thống bơm cao áp, và 3 trụ lọc lớn, chức năng của nó là: Xử lý cơ bản nguồn nước đầu vào nhằm loại bỏ tạp chất lơ lửng, kim loạ nặng, hoá chất…..

Hệ thống gồm 1 bơm nước và 3 trụ lọc, mỗi trụ có thành phần lọc khác nhau thực hiện chức năng cơ bản khác nhau:

- Trụ lọc 1: Trong trụ chứa cát, silic, đá…. lọc vật thể kích thước lớn, tạp chất, chất bẩn, phù du….. nước sau khi qua trụ lọc 1 chuyển đến trụ lọc 2

- Trụ lọc 2: Chứa than Carbon hoạt tính…. Lọc và loại bỏ các chất hoà tan trong nước có độc tính như Amoniac, sulfure, các chất độc tan gốc lưu huỳnh, phốt pho….. Sau đó nước qua trụ này đến

- Trụ lọc 3: Là trụ chứa thành phần hấp thụ ion kim loại hoà tan trong nước mà trụ 1 và 2 không làm được. Theo định nghĩa hoá học thành phần nước thì trụ này gọi là trụ làm mềm nước, chuyển nước cứng sang nước mềm, nói cách khác giảm nồng độ ion+ kim loại trong nước..

Hình ảnh 2: Hệ tiền lọc

Hình ảnh 3: Hệ bơm đầu nguồn

Nước sau khi đi qua hệ thống tiền lọc được xử lý cơ bản, nó tiếp tục được chuyển đến hệ thống loc RO bằng bơm cao áp, đây là thiết bị thực hiện chức năng chính của hệ thống.

1.1.2 BƠM RO CAO ÁP VÀ MOTOR

 Nguyên lý của lọc nước tinh khiết RO là sử dụng phương pháp thẩm thấu ngược (Reverse Osmosis) viết tắt là RO. Để thực hiện quá trình này thiết bị quan trọng nhất của hệ thống đó là màng lọc RO và bơm cao áp RO.

a) Bơm cao áp RO: Bơm RO có nhiệm vụ tăng áp nguồn nước cấp đi qua màng RO và tạo thành nước RO thành phẩm, phần còn lại được loại qua đường thải. Đây là loại bơm cao áp có thể cung cấp áp suất làm việc trên màng RO lên đến 200-220 PSI. Bơm phải chất lượng và hoạt động 24/24 liên tục trong nhiều năm.

Hình 4: Bảng điều khiển hệ thống và bơm cao áp RO

b) Màng lọc RO: Mang lọc ro là thiết bị thực hiên chức năng chính và là thiết bị cốt lõi và quan trọng nhất trong hệ thống xử lý nước RO. Màng lọc được chế tạo dựa trên nguyên tắc thẩm thấu ngược tức là hiện tượng nước chảy từ nơi có nồng độ khoáng chất thấp sang nơi có nồng độ cao thông qua màng bán thấm để trở nên cân bằng.

Cau-tao-mang-RO

Hình 5: Cấu tạo màng RO

Hình 6: Khối màng lọc RO thực tế

Trong thiết bị thẩm thấu ngược, nước có nồng độ khoáng chất cao được bơm cao áp cưỡng bức qua màng bán thấm và do đó, các chất không hòa tan (các muối, chất kim loại,….) được thải ra qua đường nước thải và nước R.O tinh khiết được tạo ra.

Tùy thuộc vào công suất nước R.O yêu cầu mà hệ thống có thể được lắp một hoặc nhiều màng R.O. Màng lọc R.O với kích thước khe lọc lên tới 10 micro Sẽ gần như chỉ cho phân tử nước đi qua (loại bỏ đến 99% tạp chất có trong nước trước khi xử lý).

Màng lọc R.O sẽ loại bỏ các chất vô cơ không hòa tan như các Ion kim loại, muối, các hóa chất và các chất hữu cơ bao gồm cả các vi khuẩn, nội độc tố và các Virus gây bệnh. Hiệu suất loại bỏ các chất này qua màng lọc R.O có thể đạt đến 95 – 99%.

Màng R.O tấm mỏng được chế tạo bằng Polyamide (PA) được sử dụng một cách rộng rãi và phổ biến trong kỹ thuật xử lý nước cho thận nhân tạo. Màng này được làm từ các màng PA bán thấm rất mỏng và được quấn chặt xung quanh một ống gom có tính thấm cao. Thiết kế kiểu cuộn sẽ làm tăng diện tích bề mặt tiếp xúc với nước và làm giảm kích thước của màng lọc.

Chất lượng của nước R.O thành phẩm phụ thuộc chủ yếu vào quá trình làm việc của màng R.O, trong đó, nhiệt độ và độ pH của nước sau thiết bị tiền xử lý có ảnh hưởng rất lớn. Nước nguồn lạnh sẽ làm giảm khả năng thẩm thấu qua màng và do đó làm giảm công suất thiết bị. Độ pH trong nước thấp sẽ làm tăng khả năng gây đóng bám các hợp chất muối trên bề mặt màng.

Bằng phương pháp lọc RO, nước sau khi lọc có chất lượng tương đương nước cất tinh khiết. Để có nước siêu tinh khiết, chúng ta sử dụng hệ RO đa cấp.

 

1.1.3 Bảng điều khiển, hệ thống phụ trợ và hệ thống quan chắc chất lượng nước tự động

Đây là các thiết bị hệ thống phụ trợ, giúp điều khiển sự hoạt động hệ thống, theo dõi chất lượng nguồn nước, khử trùng Chống tái nhiễm khuẩn ozone… cụ thể:

- Bảng điều khiển: Bao gồm các thiết bị điều khiển toàn bộ hệ thống, thiết bị điều là nút gạt để điều khiển bơm hoặc các thiết bị, chúng được thiết kế để thực hiện vận hành hệ thống theo 3 chức năng: Tắt hệ thống – Man (điều khiển bằng tay)- Auto (điều khiển hệ thống tự động)….

- Hệ thống quan trắc chất lượng nước gồm những thiết bị đo sensor độc lập: chúng phân tích hàm lượng nước sau sử lý hiển thị trên hệ thống điều khiển.

- Hệ thống phụ trợ còn lại bao gồm: hệ thống khử ozone, bình chứa, tháp inox, đường ống… chúng giúp kết nối các thiết bị với nhau, giúp hệ thống vận hành đồng nhất

 

2. TẠI SAO CẦN BẢO TRÌ  HỆ THỐNG LỌC NƯỚC RO???

2.1 BIỂU HIỆN:

- Lưu lượng nước thành phẩm giảm so với thiết kế 20-50%

- Đồng hồ đo áp lực nước ở các cột lọc, màng lọc tăng.

- Chất lượng nước không đạt yêu cầu.

- Máy bơm RO kêu to hơn bình thường.

- Máy không chạy.

- Máy bơm đầu nguồn kêu to lạch tạch do các cột lọc bị tắc.

- Một số vật tư tiêu hao, thiết bị đến thời gian cần phải thay thế. 

2.2 THỜI GIAN BẢO DƯỠNG

Tùy vào mức nước tiêu thụ mà thời gian bảo dưỡng hoặc thay hạt lọc cho các dây chuyền sản xuất nước tinh khiết sẽ khác nhau. Thông thường từ 1 – 2 năm phụ thuộc vào chất lượng nước đầu vào, quy trình vận hành hệ thống…

2.3 TÁC DỤNG CỦA BẢO TRÌ HỆ THỐNG LỌC NƯỚC RO

Giúp hệ thống hoạt động ổn định hơn, cung cấp đủ lượng nước cho máy bơm hoạt động, bảo vệ màng RO. Tránh được nhiều rủi do trong quá trình vận hành.

2.4 THAY THẾ VẬT LIỆU LỌC

Các vật liệu lọc như Mn, than hoạt tính và các hạt cation trong lõi lọc chỉ có tác dụng hấp thụ và trao đổi ion trong một khoảng thời gian xác định. Khi các hạt đạt tới trạng thái bão hòa, không thể hấp thụ thêm nữa. Cần được vệ sinh hoặc thay thế nhằm làm khôi phục khả năng hấp thụ bề mặt. 

Thời gian thay thế các vật liệu lọc ở trong các cột được khuyến cáo từ 12 -24 tháng

2.5 THAY THẾ LÕI LỌC TINH

Tùy theo từng dây chuyền sản xuất nước tinh khiết sẽ được lắp hỗ trợ các lõi lọc sợi thô (sợi bông PP). Các lõi lọc có tác dụng lọc các cặn bẩn, vi khuẩn, asen, mangan, sắt... có trong đường ống trước khi vào bồn lọc nước tinh khiết.

Lõi lọc bẩn sẽ dồn chất bẩn về màng RO, làm chúng hoạt động nhiều hơn nên dễ bị tắc màng hoặc hỏng.

Thời gian thay thế đươc khuyến cáo từ 2-3 tháng

2.6 THAY MÀNG RO

Biểu hiện:

- Nước thành phẩm sau lọc nhỏ hơn rất nhiều so với công suất nước của dàn ban đầu.

- Nước uống ra ít, nước thải nhiều (Trung bình khoảng 7:3).

- Tổng lượng chất rắn hòa tan trong nước cao(TDS > 10)

- Thời gian thay màng RO:

+ Màng RO được khuyến cáo nên thay thế sau 3- 5 năm sử dụng. Nhưng thời gian thay thế phụ thuộc vào chất lượng nước đầu nguồn, nước đầu nguồn chứa nhiều nhiều Canxi , Fe, Mg, Mn, silicat  … thì thời gian thay màng R.O sớm hơn và quy trình vận hành hệ thống

+ Để nâng cao tuổi thọ của màng RO. Khuyến cáo nên thường xuyên CIP màng trung bình 6 tháng 1 lần hoặc khi có hiện tượng lưu lượng nước thành phẩm giảm, nước thải tăng lên theo thiết kế 10-15%.

- Tác dụng:

+ Thay thế màng RO định kỳ sẽ giúp nước đầu ra luôn tinh khiết, ngọt, vị khoáng, đạt chuẩn.

+ Giúp giảm chỉ số TDS.

+ Giúp máy bơm hoạt động bình thường, bền hơn. Theo nguyên lý, để máy bơm hoạt động tốt, nước qua màng RO phải đạt từ 100 – 120 psi, nhưng khi màng tắc, máy bơm phải chịu áp lực từ 150 – 200 psi. Khiến máy bơm phải hoạt động nhiều hơn, giảm tuổi thọ, bơm nhanh yếu. Chi phí thay bơm mới trong các dàn công nghiệp lớn là một khoản chi phí không hề nhỏ.

2.7 BẢO TRÌ, BẢO DƯỠNG BƠM ĐẦU NGUÔN, RO, ĐỊNH LƯỢNG.

Sau một khoảng thời gian sử dụng thông thường là 1 đến 2 năm người bảo trì phải tiến hành bảo dưỡng máy bơm để kéo dài tuổi thọ cho bơm và sử lý những hư hỏng nhỏ ngay. Quy trình gồm các bước như: Vệ sinh lại các buồng cánh bơm, tra dầu nhớt phần động cơ, kiểm tra các thiết bị khác trong bơm….

2.8 KIỂM TRA, THAY THẾ HỆ THỐNG PHỤ TRỢ VÀ HỆ THỐNG QUAN TRÂC CHẤT LƯỢNG NƯỚC TỰ ĐỘNG.

Vệ sinh các thiết bị như: lưu lượng kế, đồng hồ áp…

Kiểm tra các thiết bị điện trong tủ điện.

Kết nối lại các phần bị hư hỏng.

Hiệu chỉnh lại các thiết bị đo, quan trắc.

 

3. QUY TRÌNH BẢO TRÌ HỆ THỐNG LỌC NƯỚC CÔNG NGHIỆP

Công việc bảo trì hệ thống lọc nước công nghiệp giúp hệ thống của bạn luôn hoạt động ổn định. Bạn sẽ quản lý được chất lượng sản phẩm cũng như quá trình vận hành, chất lượng đầu ra.

3.1 TÌNH TRẠNG HỆ THỐNG

Tiến hành kiểm tra mọi hoạt động của toàn bộ hệ thống máy lọc nước công nghiệp trước khi bảo trì. Đánh giá tổng quan tình trạng chi tiết cần thay thế hoặc bảo dưỡng.

3.2 QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM

Sản phẩm đầu ra đã được kiểm định chưa?. Đã đạt chuẩn của BYT hay không?. Làm sao để đảm bảo chất lượng sản phẩm đầu ra đạt chuẩn?

3.3 NÂNG CẤP – SỬA CHỮA HỆ THỐNG

Nâng cấp hệ thống cấp lọc và dây chuyền hiên tại theo yêu cầu của khách hàng. Sửa chữa thay thế lõi lọc, linh kiện theo định kỳ. Rửa màng RO (hồi phục khả năng lọc của màng RO). Nâng độ pH đạt chuẩn theo yêu cầu.

Đảm bảo hoạt động của hệ thống lọc nước luôn bình thường.

3.4 VẬN HÀNH – QUẢN LÝ VẬN HÀNH

Chuyển giao công nghệ, hướng dẫn vận hành chi tiết. Quản lý và bảo trì hệ thống tốt hơn. Vận hành chuyên nghiệp, đảm bảo an toàn, vệ sinh BYT.

 

4. THÔNG TIN LIÊN HỆ

CÔNG TY CỔ PHẦN MÔI TRƯỜNG QUỐC TẾ DWATER

VPGD: CT10 KĐT Văn Phú – Hà Đông – Hà Nội

Điện thoại: 02466.553.886 - 0945.596.596