XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

GIỚI THIỆU

         Nhu cầu xây dựng hệ thống xử lý nước thải công nghiệp ngày càng tăng cao do sự mở rộng các khu công nghiệp trên khắp đất nước, lượng nước thải đổ ra môi trường xung quanh ngày một tăng cao, chứa nồng độ các các chất ô nhiễm vượt mức quy định cần phải xử lý.

 

1. Công nghệ xử lý nước thải công nghiệp

Xử lý nước thải công nghiệp áp dụng các biện pháp bao gồm biện pháp vật lý, hóa học, sinh học được kết hợp linh hoạt có thể điều chỉnh để phù hợp với nguồn thải. Các quy trình xử lý nước thải công nghiệp cơ bản được thiết kế như sau:

Hố thu:

Nước thải của nhà máy phát sinh ở các nguồn khác nhau được tập trung về hố thu theo mạng lưới thoát nước với chức năng:

– Loại bỏ rác thải thô có kích thước lớn hơn 5 mm ra khỏi dòng nước đảm bảo hệ thống thiết bị hoạt động ổn định không bị tắc nghẽn.

– Lắng sơ bộ một phần các cặn lơ lửng có kích thước lớn như đất cát… và giữ lại các chất hoạt động bề mặt như dầu mỡ, chất tẩy rửa,..

 

Bể điều hòa:

Lưu lượng và chất lượng nước thải từ hệ thống thu gom nước thải sản xuất của nhà máy thường dao động theo giờ trong ngày. Hệ thống giúp điều hòa lưu lượng, đồng thời trộn đều nước thải trên bề mặt, tránh hiện tượng lắng cặn sinh ra mùi khó chịu.

 

Bể tách mỡ, dầu: 

Tại đây dầu mỡ ra ngoài nguồn nước bằng hệ thống gạt trên mặt nước. Máng gạt dầu của máy gạt sẽ tách lớp dầu mỡ và thu gom dầu.

 

Bể keo tụ tạo bông

Tại bể các hóa chất keo tụ được đưa vào bể với liều lượng thích hợp bằng bơm hóa chất; trong quy trình này sử dụng hóa chất xử lý nước thải công nghiệp như hoá chất keo tụ PAC và hoá chất trợ lắng PAA. Sau đó, các cặn li ti sẽ kết dính lại với nhành thành những bông cặn lớn hơn tạo điều kiện cho quá trình lắng dễ dàng nhờ bể lắng cấp 1.

So-do-cong-nghe-xu-ly-nuoc-thai

Hình 1: Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải Công nghiệp

Bể kỵ khí

Quá trình xử lý nước thải bằng phương pháp kỵ khí thường sử dụng để xử lý nước thải có hàm lượng chất hữu cơ (BOD, COD) rất cao (lên tới hàng ngàn mg/l), phương pháp này sử dụng rất nhiều các chủng vi sinh vật để xử lý, các chất khí được tạo thành sau quá trình xử lý là CH4, H2S, H­2, CO­2, NH3; phân tách các chất hữu cơ khó phân huỷ thành dễ phân huỷ sinh học.

 

Bể thiếu khí

Trong nước thải, có chứa hợp chất Nitơ và Photpho, những hợp chất này cần phải được loại bỏ ra khỏi nước thải, tại bể anoxic, trong điều kiện thiếu khí hệ vi sinh vật thiếu khí phát triển xử lý N và P thông qua quá trình Nitrat hóa và Photphoril.

 

Bể hiếu khí

Quá trình phân hủy hiếu khí dựa vào hoạt động sống của vi sinh vật hiếu khí sử dụng oxy hòa tan có trong nước để phân giải chất hữu cơ có trong nước thải.

Trong bể hiếu khí dính bám MBBR, hệ thống cấp khí được cung cấp để tạo điều kiện cho vi sinh vật hiếu khí sinh trưởng và phát triển. Vi sinh vật có khả năng phân giải các hợp chất hữu cơ sẽ dính bám và phát triển trên bề mặt các vật liệu. Các vi sinh vật hiếu khí sẽ chuyển hóa các chất hữu cơ trong nước thải để phát triển thành sinh khối. Quần thể vi sinh sẽ phát triển và dày lên rất nhanh chóng cùng với sự suy giảm các chất hữu cơ trong nước thải.

Tại bể hiếu khí sẽ bố trí bơm tuần hoàn về bể thiếu khí để tăng cường khả năng xử lý NO3.

 

Bể lắng

Tại bể quá tình tách bùn hoạt tính và nước thải đã qua xử lý sinh học. Nước sau khi lắng tiếp tục được dẫn qua bể trung gian chứa nước để bơm vào hệ thống lọc áp lực. Phần bùn cặn lắng xuống đáy bể sẽ được bơm tuần hoàn lại bể hiếu khí, một phần bùn dư được thải bỏ định kỳ qua bể chứa bùn.

 

Hệ lọc áp lực

Nhằm loại bỏ hoàn toàn các cặn và xác vi sinh vật sau quá trình lắng, bảo đảm nước sau xử lý đạt tiêu chuẩn Loại A theo QCVN 40:2011/BTNMT.

 

Bể khử trùng

Hóa chất sẽ tiêu diệt hoàn toàn các vi sinh vật gây bệnh còn sót lại trong nước thải. Tại đây, nước thải sẽ được tiếp xúc với hóa chất chlorine theo dòng chảy ziczac nhằm tạo thời gian tiếp xúc giữa nước thải và hóa chất khử trùng, sau đó nước thải sẽ được xả thải vào môi trường.

 

Xử lý bùn và cặn

Ở bể lắng, một phần bùn hoạt tính sau khi lắng được tuần hoàn trở về bể hiếu khí để duy trì chức năng sinh học và giữ nồng độ bùn trong này ở mức ổn định. Lượng bùn sinh học dư được bơm về bể chứa bùn với thời gian lưu thích hợp bùn được nén từ nồng độ 1% lên 2-2,5%, sau đó được chở đi bằng xe hút bùn chuyên dụng, hoặc bơm vào thiết bị keo tụ bùn, trộn đều với Polymer. Sau đó toàn bộ hỗn hợp đi vào thiết bị ép bùn băng tải. Bánh bùn sau khi ép được đổ vào thiết bị thu bùn khô và chuyển đi chôn lấp theo quy định. Nước dư từ bể nén bùn và máy ép bùn được thu gom và chảy về bể điều hòa để tiếp tục quá trình xử lý.

 

2. Lĩnh vực áp dụng Nước thải là một sản phẩm phụ tất yếu của các ngành công nghiệp.

Việc xử lý nước thải công nghiệp là quá trình loại bỏ chất ô nhiễm ra khỏi nước thải tại các nhà máy, khu công nghiệp mà hiện nay tất cả các ngành nghề đều cần thiết lắp đặt.

Công ty cổ phần công nghệ môi trường Dwater đang cung cấp, xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho nhiều ngành công nghiệp như:

– Xử lý nước thải công nghiệp chế biến thủy sản, chăn nuôi gia súc, gia cầm.

– Xử lý nước thải cho các công trình công cộng, khu công nghiệp, thương mại, bệnh viện.

– Xử lý nước thải công nghiệp thực phẩm, cồn rượu, tinh bột, nông sản – đặc trưng chứa nhiều chất hữu cơ

– Xử lý nước thải công nghiệp luyện kim, xi mạ, in ấn, dệt nhuộm, bao bì…

– đặc trưng chứa nhiều hóa chất, kim loại nặng trong nước thải.

Hình 2: Hệ thống xử lý nước thải khu Công nghiệp

3. Dịch vụ xử lý nước thải công nghiệp tại Công ty Cổ phần công nghệ môi trường Dwater

      Dwater JSC có đội ngũ kỹ sư giỏi được đào tạo chuyên sâu trong ngành môi trường, xây dựng và có nhiều năm kinh nghiệm, với hàng trăm dự án lớn nhỏ trong nhiều công trình xử lý nước thải công nghiệp. Tuỳ thuộc vào đặc trưng của nước thải từng ngành công nghiệp, tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng nước sau xử lý mà chúng tôi áp dụng phương pháp xử lý phù hợp.
 

Việc lựa chọn và sử dụng hệ thống xử lý nước thải của Dwater JSC có những ưu điểm:

– Tối ưu chi phí tối đa cho doanh nghiệp: để xây dựng phương án lắp đặt công nghệ, chúng tôi tiền hành khảo sát cẩn thận và báo giá chi phí dựa trên nhu cầu thực tế của khách hàng.

– Dễ dàng vận hành, tự động hóa quá trình vận hành: người sử dụng không mất nhiều thời gian tìm hiểu vẫn có thể tìm hiểu hệ thống.

– Chi phí vận hành thấp: tiết kiệm năng lượng, tiêu hao điện ít

– An toàn và thân thiện với môi trường.

– Đảm bảo nguồn nước thải đầu ra phù hợp quy chuẩn xử lý nước thải công nghiệp QCVN 40:2011/BTNMT.

Hình 3: Khu xử lý tổng cho khu Công nghiệp

 

4. Thông tin liên hệ

CÔNG TY CỔ PHẦN MÔI TRƯỜNG QUỐC TẾ DWATER

VPGD: CT10 KĐT Văn Phú – Hà Đông – Hà Nội

Điện thoại: 02466.553.886 - 0945.596.596