GIỚI THIỆU
Xử lý nước thải y tế là một trong những mối quan tâm và lo lắng sâu sắc đối với các bệnh viện, và phòng khám đa khoa, phòng khám nha khoa … bởi nước thải có thể gây ô nhiễm môi trường và gây hại nghiêm trọng tới cuộc sống con người.
1. Đặc điểm nguồn nước thải y tế
Nước thải y tế phát sinh từ trong quá trình hoạt động của cơ sở y tế. Nguồn phát sinh nước thải y tế đến từ nhiều hoạt động khác nhau, có thể phân loại thành 2 nguồn chính:
– Nước thải sinh hoạt của nhân viên và bệnh nhân: từ các hoạt động vệ sinh, tắm rửa, giặt giũ, hoạt động vệ sinh….
– Nước thải y tế: là sản phẩm phụ đi kèm trong quá trình khám chữa bệnh, tẩy rửa, vệ sinh chuyên dụng bằng những hóa chất, tiểu phẫu, phẫu thuật, xét nghiệm, dịch tiết, máu, mủ, …
– Nước thải nhiễm phóng xạ: được thải ra trong quá trình tráng rửa phim X -quang -nguồn này còn chứa lượng cao các kim loại nặng cần được kiểm soát, nước thải khoa ung bướu, cần được xử lý trước khi đưa về hệ thống xử lý nước thải chung.
Dù là nước thải sinh hoạt trong bệnh viện hay nước thải y tế đều được thu gom về bể chứa và là hỗn hợp chứa rất nhiều vi khuẩn, máu, mầm bệnh, ẩn chứa khả năng phát tán ra môi trường. Khi nước này chảy ra ao hồ, sông suối chung sẽ tác động rất lớn đến hệ động, thực vật, con người. Vì vậy, nguồn nước thải này cần phải được kiểm soát ngay từ đầu, trước khi xả ra môi trường, việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải y tế là cần thiết. Vấn đề này càng trở nên nghiêm trọng tại những đô thị – khu vực đông dân cư.
Hình 1: Hệ thống xử lý nước thải y tế tại bệnh viên
2. Quy trình xử lý nước thải y tế
Xử lý nước thải y tế sử dụng phương pháp xử lý cơ bản ứng dụng công nghệ sinh học AAO (Kỵ khí – thiếu khí – hiếu khí). Tùy vào chất lượng nước đầu ra là A hay B và nguồn xả thải ở đâu sẽ kết hợp công nghệ AAO với màng MBR và công nghệ AAO và MBBR trong việc xử lý nước thải y tế. Dưới đây Dwater xin giới thiệu quy trình công nghệ AAO kết hợp màng MBR như sau:
Bước 1. Nước thải y tế theo đường ống dẫn và được tách rác thô trước khi đưa về về hố thu gom.
Bước 2. Một bơm chìm bơm nước thải sang bể điều hòa nhằm điều hòa tính chất và lưu lượng nước thải trong quá trình xử lý.
Bước 3. Nước thải được chuyển sang cụm AAO để bắt đầu quy trình xử lý sinh học.
Giai đoạn 1: Trước tiên nước thải sẽ được xử lý kỵ khí tại ngăn kỵ khí để khử hydrocacbon, kết tủa kim loại nặng, khử Clo hoạt động…
Giai đoạn 2: Sau đó chuyển sang ngăn thiếu khí Anoxic xử lý thiếu khí để khử NO3 thành N2 và tiếp tục giảm BOD, COD,
Giai đoạn 3: Cuối cùng đến ngăn hiếu khí Oxic để chuyển hóa NH4 thành NO3, khử BOD, COD, sunfua… và hoàn tất quy trình xử lý. Cũng tại ngăn hiếu khí này, hệ thống màng lọc sinh học MBR (Membrane Bio-reactor) sẽ làm nhiệm vụ lọc (vi lọc) nước thải sau xử lý và bơm trực tiếp ra nguồn tiếp nhận. Vì kích thước lỗ màng MBR rất nhỏ 0.08 µm, nhỏ hơn kích thước nhiều loại vi khuẩn) nên bùn sinh học sẽ được giữ lại trong bể, mật độ vi sinh cao và hiệu suất xử lý tăng.
Bước 4. Nước được đẩy qua bể lắng. Bùn dư của các bể sinh học và các bùn rắn từ các quá trình lược rác cũng được dẫn về bể chứa bùn. Quá trình ổn định bùn kỵ khí diễn ra trong thời gian dài sẽ làm cho bùn ổn định, mất mùi hôi và dễ lắng. Sau đó bùn được xử lý theo đúng quy định.
Bước 5. Nguồn nước bệnh viện chứa rất nhiều mầm bệnh, nên cần phải khử trùng trước khi xả vào môi trường. Nguồn nước sẽ được khử trùng bằng Clo hoặc Ozone.
Hình 2: Sơ đồ công nghệ
3. Công ty Cổ phần môi trường Quốc tế Dwater - đơn vị cung cấp dịch vụ xử lý nước thải y tế
Để đáp ứng các cơ sở y tế, các cơ sở chăm sóc sức khỏe đảm bảo nguồn nước thải vượt qua một loạt các tiêu chuẩn và quy định, đòi hỏi các giải pháp xử lý nước thải hiệu quả. Các cơ sở chăm sóc sức khỏe khi đi vào hoạt động cần phải đảm bảo nguồn nước thải theo Quy chuẩn kĩ thuật Việt Nam QCVN: 28/2010/BTNMT. Công ty Cổ phần môi trường Dwater chuyên thiết kế, thi công hệ thống xử lý nước thải y tế cung cấp các giải pháp xử lý nước thải y tế tại các bệnh viện, phòng khám đa khoa, cơ sở thẩm mỹ viện….
Ưu điểm của hệ thống xử lý nước thải y tế của Dwater:
– Hệ thống vận hành hoàn toàn tự động
– Chi phí vận hành thấp
– Dễ điều chỉnh hệ thống khi nồng độ các chất thay đổi
– Đảm bảo các chỉ tiêu Coliform, E.coli và không phát sinh Clo dư
– Lượng bùn thải phát sinh rất ít, tiết kiệm chi phí thu gom và xử lý bùn thải.
– Phụ kiện, thiết bị dễ tìm kiếm khi cần sửa chữa, thay thế.
Nếu quý khách đang quan tâm tới mô hình này, hãy liên hệ với Dwater ngay hôm nay để được tư vấn miễn phí về việc lắp đặt hệ thống xử lý nước thải ngành y tế.
4. Thông tin liên hệ
CÔNG TY CỔ PHẦN MÔI TRƯỜNG QUỐC TẾ DWATER
VPGD: CT10 KĐT Văn Phú – Hà Đông – Hà Nội
Điện thoại: 02466.553.886 - 0945.596.596